1. Đổ lỗi cho người khác vì những sai lầm của chính mình
Bạn không thi đỗ cái này cái kia là do bạn không có quan hệ? Bạn không thăng tiến được trong công việc vì không đi cửa sau? Bạn được điểm kém là vì cô giáo thiên vị? Người ta thường có xu hướng đổ lỗi cho người khác như vậy và cảm tưởng như mình đã gạt bỏ được sai lầm, vấn đề đã được giải quyết trong khi thực tế không phải vậy. Chỉ khi bạn biết nhìn nhận xem mình sai ở đâu, biết chịu trách nhiệm với những gì mình đã làm và tìm cách tháo gỡ nó bạn mới có thể thành công được.
2. So bì, ganh tị với người khác
Ai cũng có tinh thần ganh đua trong người, tuy nhiên nếu sự ganh đua đó chỉ ở mức bình thường thì nó sẽ trở thành động lực giúp bạn cố gắng còn nếu bạn suốt ngày sống trong cảm giác ganh tị, ghen ghét người khác từng li từng tí một, bạn sẽ rất mệt mỏi và không thể tiến bộ.
3. Không tin tưởng vào bản thân
“Chắc mình không hợp với việc này đâu”, “Người ta giỏi hơn mình nhiều lắm”, “Nhỡ không làm được thì xấu hổ lắm”… là những câu nói yêu thích của người đã quen với thất bại. Thay vì cố gắng hết sức để vươn lên, họ thường tự nản chí vì quá tự ti, không tin tưởng vào bản thân mình. Vậy là cơ hội cứ lần lượt vụt qua trước mắt họ, tới lúc hối hận thì cũng đã muộn.
4. Không giữ vững nguyên tắc, lập trường của bản thân
Những người dễ dàng từ bỏ nguyên tắc mình đã lập nên chỉ vì một câu nói, một lời nhận xét của người khác thường khó mà kiên trì tới cùng trên con đường dẫn đến thành công được. Bạn phải nhớ rằng chỉ khi bạn vững vàng với nhận định, suy nghĩ của mình thì bạn mới có đủ sức mạnh để chinh phục mục tiêu do chính bạn đặt ra. Đừng ba phải, đừng cả nể, không ai sống thay bạn được.
5. Không biết cách giao tiếp với người khác
Những kẻ thất bại thường không biết cách xây dựng mối quan hệ với những người xung quanh mình, họ thậm chí còn tỏ ra kiêu ngạo, khinh thường những người ở đắng cấp thấp hơn. Đó là lý do người ta luôn nói nếu bạn muốn nhận ra bản chất thật của một người, hãy quan sát cách họ đối xử với những người có địa vị thấp hơn mình. Những người thành công không bao giờ bỏ qua cơ hội mở rộng các mối quan hệ của mình, họ còn cố gắng duy trì liên lạc với tất cả ở mức cao nhất nữa.
6. Thói quen trì hoãn mọi việc
Hãy nhớ một điều rằng trên con đường dẫn đến thành công không có dấu chân của những kẻ lười biếng. Thói quen trì hoãn, lần lữa có thể giúp bạn thoải mái trong chốc lát nhưng gây ra hậu quả lớn hơn rất nhiều trong tương lai. Việc hôm nay chớ để ngày mai, dù là những việc nhỏ nhặt như quét nhà, rửa bát cho đến những mục tiêu to tát hơn.
7. Phủ định hoàn toàn ý kiến của người khác
Những kẻ thất bại thường tỏ ra mình biết tất cả, hoặc cũng có thể là họ biết thật nhưng biết một cái hời hợt, chung chung. Mang trong mình niềm tin như vậy, họ cực kì dị ứng với việc bị phản đối. Họ luôn khăng khăng là mình đúng và phủ nhận mọi góp ý của người khác. Nếu bạn muốn thành công, bạn không thể làm như vậy, bạn phải biết lắng nghe từ đó hoàn thiện bản thân mình.
8. Thích những món đồ miễn phí, giá rẻ
Biết tiết kiệm là tốt nhưng như thế không có nghĩa là bạn cứ mua bừa mua bãi những món đồ giá rẻ về rồi vứt xó. Người thành công cũng tiết kiệm, nhưng họ tiết kiệm theo một cách hết sức khôn ngoan và biết đầu tư đúng lúc.
9. Ghen tị và gièm pha chuyện người khác
Đặc điểm chung của những kẻ thất bại đó là luôn ghen tị, họ sẽ tìm cách hạ thấp đối thủ bằng những lời lẽ không hay mà họ nghe được. Bạn thấy đấy, có ai thành công được khi quá nửa thời gian đã dành cho việc nói xấu người khác không? Người thành công luôn biết quý trọng quỹ thời gian của mình, họ tận dụng nó để làm việc, học tập, thư giãn chứ không phải để dành cho những sở thích vô bổ, tiêu cực kia.
Nguồn: Sưu tầm
Nguồn ảnh: Đoàn Đức Đồng
#doanducdong